Tel: +84 4 35742022 | Fax: +84 4 35742020

Tìm kiếm cho doanh nghiệp

Thông tin chi tiết

Nghị định 125/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016-2019

Số/Ký hiệu 125/2016/NĐ-CP
Cơ quan ban hành Chính phủ
Loại văn bản Nghị định
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành 01/09/2016
Ngày hiệu lực 01/09/2016
Ngày hết hiệu lực 1/1/2018
Hiệu lực văn bản Hết hiệu lực
Tệp đính kèm

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 125/2016/NĐ-CP

Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CH NGHĨA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN VỀ ĐỐI TÁC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2019

Căn cứ Luật tổ chức Chính ph ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Đ thực hiện Hiệp định gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bn về Đi tác kinh tế có hiệu lực k từ ngày 01 tháng 10 năm 2009;

Theo đ nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định Biu thuế nhập khu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam và Nhật Bn về Đi tác kinh tế giai đoạn 2016-2019.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đ thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016 - 2019 và điều kiện được hưng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người nộp thuế theo quy định của Luật thuế xut khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Cơ quan hi quan, công chức hải quan.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khu.

Điều 3. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Ban hành kèm theo Nghị định này Biểu thuế nhập khu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016 - 2019 (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất VJEPA).

1. Cột “Mã hàng” và cột “Tên gọi, mô tả hàng hóa” được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và phân loại theo cấp mã 8 số hoặc 10 số.

2. Cột “Thuế suất VJEPA (%)”: Thuế suất áp dụng cho các giai đoạn khác nhau, bao gồm:

a) 01/9/2016 - 31/3/2017: Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2017;

b) 01/4/2017-31/3/2018: Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 nám 2017 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2018;

c) 01/4/2018-31/3/2019: Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2019.

3. Ký hiệu “*”: Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất VJEPA tại thời điểm tương ứng.

Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưa đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.

3. Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định.

4. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế, có Giy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV do Bộ Công Thương quy định.

Điều 5. Hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam

Hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này và có Giy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu VJ do Bộ Công Thương quy định.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.

2. Bãi bỏ Thông tư số 25/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015 -2019.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3).XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

Xem thêm

Văn bản khác