Tel: +84 4 35742022 | Fax: +84 4 35742020

Tìm kiếm cho doanh nghiệp

Thông tin chi tiết

Nghị định 136/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Số/Ký hiệu 136/2016/NĐ-CP
Cơ quan ban hành Chính phủ
Loại văn bản Nghị định
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành 09/09/2016
Ngày hiệu lực 30/10/2016
Ngày hết hiệu lực
Hiệu lực văn bản Còn hiệu lực
Tệp đính kèm

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 221/2013/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BT BUỘC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định s 221/2013/NĐ-CP).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú n định.

2. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:

a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

b) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

c) Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ;

d) Bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:

a) Tài liệu quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.

3. Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sỹ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị ct cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại: Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an; phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc; phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú n định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác.”

4. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 11 Nghị định này, cơ quan lập hồ sơ đánh bút lục, lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, chuyển hồ sơ kèm theo văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau:

a) Đối với hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được chuyển tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cư trú để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;

b) Đối với hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này thì chuyển hồ sơ tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.”

5. Điểm b Khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung, trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung các tài liệu theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ không được bổ sung, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ đồng thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng phòng Tư pháp và người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

6. Khoản 1, Khoản 2 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Định mức tiền ăn hàng tháng của học viên là 0,8 mức lương cơ sở. Ngày lễ, Tết dương lịch học viên được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết nguyên đán học viên được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường; chế độ ăn đối với học viên bị ốm do Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định theo chỉ định của cán bộ y tế điều trị, nhưng không thấp hơn 03 lần tiêu chuẩn ngày thường.

2. Định mức tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và băng vệ sinh đối với học viên nữ hàng năm của học viên là 0,9 mức lương cơ sở.”

7. Bổ sung Khoản 3a sau Khoản 3 Điều 24 như sau:

“3a. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cao hơn định mức tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.”

8. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 27. Chế độ lao đng

1. Lao động trị liệu đối với học viên tại cơ sở cai nghiện nhằm mục đích trị liệu, giúp học viên nhận thức được giá trị của lao động, rèn luyện tay nghề và phục hồi kỹ năng lao động đã bị suy giảm do nghiện ma túy.

2. Học viên được nghỉ lao động trị liệu trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian lao động trị liệu của học viên không quá 04 giờ/ngày. Không tổ chức lao động trị liệu cho học viên trong thời gian cắt cơn giải độc.

3. Học viên tham gia lao động trị liệu được phân công công việc phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và giới tính.

4. Học viên có nhu cầu và tự nguyện lao động để có thu nhập thì cơ sở cai nghiện tổ chức cho học viên lao động, việc tổ chức lao động phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.

5. Học viên tham gia lao động trị liệu, lao động tự nguyện được hưởng thành quả lao động phù hợp với kết quả lao động của họ.”

Điều 2. Điều Khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 10 năm 2016.

2. Bãi bỏ Điều 5 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.

3. Tổ chức thực hiện

a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này;

b) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban ca Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
y ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
y ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





Nguyễn Xuân Phúc

 

 

Xem thêm

Văn bản khác