BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2023/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2023 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÁC HAO PHÍ CA MÁY CHO CÁC PHƯƠNG TIỆN CHUYÊN DÙNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 12/2019/TT-BGTVT NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Định mức kinh tế - kỹ thuật các hao phí ca máy cho các phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Định mức kinh tế - kỹ thuật các hao phí ca máy cho các phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
1. Sửa đổi, bổ sung Mục I như sau:
“Mục I. Phạm vi áp dụng
Định mức kinh tế - kỹ thuật các hao phí ca máy này áp dụng cho phương tiện thực hiện nhiệm vụ của Cảng vụ Đường thủy nội địa, Thanh tra Đường thủy nội địa, công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, công tác tìm kiếm cứu nạn (sau đây gọi chung là quản lý, bảo trì đường thủy nội địa) và chống va trôi trên đường thủy nội địa.”
2. Sửa đổi, bổ sung Mục II như sau:
“Mục II. Đối tượng áp dụng
Định mức kinh tế - kỹ thuật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và chống va trôi trên đường thủy nội địa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.”
3. Sửa đổi, bổ sung Mục III như sau:
“Mục III. Áp dụng định mức
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật các hao phí ca máy được áp dụng để tính chi phí, lập đơn giá, dự toán làm cơ sở xác định dự toán và quản lý chi phí thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và chống va trôi trên đường thủy nội địa.
2. Trường hợp phương tiện chưa được quy định trong Định mức này thì được áp dụng định mức hoặc quy định hiện hành khác (riêng định mức tiêu hao nhiên liệu tính theo công thức II-1).”
4. Sửa đổi, bổ sung Mục IV như sau:
“Mục IV. Cơ sở xây dựng định mức
- Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14;
- Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.”
5. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ nhất của khoản 1. Cơ sở chung, Mục V. Định mức các hao phí ca máy như sau:
“- Tàu công tác thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa là phương tiện thủy nội địa chuyên dùng có gắn cẩu thực hiện công tác bảo dưỡng báo hiệu (kết hợp kiểm tra tuyến), điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế giao thông đường thủy nội địa...;
- Tàu công tác thực hiện công tác chống va trôi là phương tiện thủy nội địa (tàu hoặc đầu máy kéo hoặc đẩy) để thực hiện đảm bảo giao thông, hỗ trợ nhằm ngăn ngừa sự cố đâm va vào các công trình và đâm va giữa các phương tiện.
Định mức hao phí ca máy của tàu công tác thực hiện công tác chống va trôi thực hiện theo quy định tại bảng Định mức hao phí các dữ liệu cơ bản và nguyên giá làm cơ sở để xác định giá ca máy và thiết bị thi công của Thông tư số 13/2021/TT- BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình. Chi phí nhân công thực hiện công tác chống va trôi áp dụng theo chi phí nhân công trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
- Định mức hao phí ca máy thường trực gồm khấu hao, nhân công điều khiển và hao phí khác của máy được tính 100% của định mức hao phí công tác điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông, chống va trôi trên đường thủy nội địa.”
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
2. Đối với các Hợp đồng chống va trôi trên đường thủy nội địa đã được cơ quan, người có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định đến hết thời hạn của Hợp đồng. Trường hợp sửa đổi, bổ sung Hợp đồng ký kết kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |