Tel: +84 4 35742022 | Fax: +84 4 35742020

Tìm kiếm cho doanh nghiệp

Thông tin chi tiết

Thông tư 43/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Số/Ký hiệu 43/2017/TT-BYT
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Loại văn bản Thông tư
Người ký Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành 16/11/2017
Ngày hiệu lực 01/01/2018
Ngày hết hiệu lực
Hiệu lực văn bản Còn hiệu lực
Tệp đính kèm TT_2017_43_2017_TT-BYT_quy_dinh_ty_le_hao_hut_voi_voi_vi_thuoc_co_truyen.pdf

BỘ Y TẾ
-------

Số: 43/2017/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TỶ LỆ HAO HỤT ĐỐI VỚI VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN VÀ VIỆC THANH TOÁN CHI PHÍ HAO HỤT TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau;

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về nguyên tắc xây dựng tỷ lệ hao hụt và hướng dẫn thực hiện, thanh toán bảo hiểm y tế đối với các vị thuốc cổ truyền (gọi tắt là vị thuốc) trong chế biến, bảo quản và cân chia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng vị thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc trong quá trình chế biến là tỷ lệ phần trăm mất đi sau khi vị thuốc được chế biến so với khối lượng dược liệu trước chế biến.
2. Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc trong quá trình bảo quản và cân chia là tỷ lệ phần trăm mất đi trong quá trình bảo quản và cân chia so với khối lượng vị thuốc ban đầu.
Điều 3. Nguyên tắc xác định tỷ lệ hao hụt các vị thuốc
1. Danh mục tỷ lệ hao hụt các vị thuốc được xây dựng căn cứ vào bộ phận dùng của dược liệu để xác định tỷ lệ hao hụt dựa trên nguyên tắc những dược liệu, vị thuốc có cùng cấu trúc, bộ phận dùng và phương pháp bào chế, chế biến sẽ có tỷ lệ hao hụt giống nhau hoặc gần giống nhau.
2. Tỷ lệ hao hụt được xác định căn cứ vào quá trình chế biến vị thuốc theo đúng thực tế, bảo đảm phù hợp với phương pháp, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc theo quy định tại Thông tư số 30/2017/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền và tài liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp.
Điều 4. Quy định tỷ lệ hao hụt tối đa đối với vị thuốc
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục tỷ lệ hao hụt tối đa của các vị thuốc trong chế biến sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh (sau đây gọi tắt là danh mục).
2. Tỷ lệ hao hụt tối đa của các vị thuốc trong quá trình bảo quản và cân chia được xác định theo bộ phận dùng: Bộ phận dùng dạng rễ, thân rễ, quả, hạt, vỏ là 2%; đối với nhóm bộ phận dùng khác còn lại là 3%.
Điều 5. Hướng dẫn thực hiện tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc trong chế biến, bảo quản và cân chia
1. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của từng công đoạn sơ chế, phức chế. Ví dụ: dược liệu Hoàng kỳ chưa sơ chế thì tỷ lệ hao hụt của Hoàng kỳ dược tính như sau: nếu dùng Hoàng kỳ thái phiến thì tỷ lệ hao hụt tối đa được tính theo công đoạn sơ chế là 10,0%; nếu dùng Hoàng kỳ chích mật thì tỷ lệ hao hụt tối đa là 15,0%.
2. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh mua dược liệu đã được sơ chế dùng để chế biến thì tỷ lệ hao hụt được tính bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế. Ví dụ: dược liệu, vị thuốc Bạch thược đã được sơ chế (thái phiến) thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong chế biến bằng tỷ lệ hao hụt của công đoạn phức chế (18,0%) trừ đi tỷ lệ hao hụt của công đoạn sơ chế (14,0%) là 4%.
3. Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh mua vị thuốc đã chế biến sẵn theo quy định của Bộ Y tế thì chỉ được tính tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản và cân chia.
4. Đối với các vị thuốc hoặc các phương pháp chế biến vị thuốc không có trong Danh mục kèm theo Thông tư này: Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thống nhất với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định tỷ lệ hao hụt áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh căn cứ vào đề xuất bằng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn tại Điều 6 của Thông tư này.
Điều 6. Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc
1. Tỷ lệ hao hụt tối đa của các vị thuốc trong chế biến, bảo quản và cân chia quy định tại Điều 4 Thông tư này làm căn cứ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tính toán giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế.
2. Trong quá trình mua vị thuốc về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hóa đơn mua vị thuốc phải thể hiện rõ tình trạng chế biến vị thuốc: ở dạng chưa chế biến, đã sơ chế hoặc đã chế biến để làm căn cứ tính toán và áp dụng danh mục tỷ lệ hao hụt cho phù hợp với thực tế.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập danh mục vị thuốc y học cổ truyền theo mẫu tại Phụ lục 01, Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế và gửi cơ quan bảo hiểm y tế, đồng thời cung cấp các tài liệu liên quan đến việc ghi chép theo dõi công tác chế biến vị thuốc của năm trước liền kề (Phụ lục 2- Sổ theo dõi công tác chế biến vị thuốc y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) để xây dựng danh mục vị thuốc trong chế biến, bào chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Căn cứ vào tình trạng dược liệu khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mua (chưa sơ chế, đã sơ chế, đã phức chế) và yêu cầu sử dụng đối với dược liệu (sơ chế, phức chế), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng tỷ lệ hao hụt của vị thuốc sau chế biến theo số liệu hồ sơ của các lô, mẻ chế biến tại đơn vị.
5. Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ vào phương pháp chế biến, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc, tài liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp để thanh toán tỷ lệ hao hụt theo thực tế trong chế biến nhưng không cao hơn tỷ lệ hao hụt tối đã quy định tại Thông tư này.
6. Thanh toán chi phí hao hụt vị thuốc trong thanh toán bảo hiểm y tế: căn cứ giá mua của vị thuốc theo quy định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hóa đơn mua dược liệu phải thể hiện rõ tình trạng dược liệu khi mua), tỷ lệ hao hụt của các vị thuốc trong quá trình chế biến thực tế, tỷ lệ hao hụt trong bảo quản và cân chia, được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
+ P1: Giá mua của vị thuốc.
+ P2: Giá vị thuốc bao gồm chi phí hao hụt trong thanh toán bảo hiểm y tế.
+ H1: Tỷ lệ hao hụt thực tế trong quá trình chế biến tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ H2: Tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản, cân chia theo quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Thông tư số 49/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành và hướng dẫn áp dụng tỷ lệ hư hao đối với dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong chế biến, bảo quản và cân chia hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã sử dụng Danh mục tỷ lệ hao hụt của các vị thuốc trong chế biến ban hành kèm theo Thông tư số 49/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành và hướng dẫn áp dụng tỷ lệ hư hao đối với dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong chế biến, bảo quản và cân chia đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực để thanh toán bảo hiểm y tế thì tiếp tục thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 9. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Y tế có trách nhiệm cập nhật, sửa đổi, bổ sung đối với Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ Kế hoạch - Tài Chính, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị y tế ngành, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Nơi nhận:
- Bộ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để biết);
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; Bộ Công An;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các BV YHCT và BV đa khoa có khóa YHCT;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn Phòng Bộ, Thanh tra Bộ thuộc Bộ Y tế;
- Cổng thông tin điện tử BYT; Website Cục Quản lý YDCT;
- Lưu: VT, PC, YDCT (03).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

DANH MỤC

TỶ LỆ HAO HỤT TỐI ĐA CỦA CÁC VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TRONG CHẾ BIẾN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2017/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2017)

TT

Tên vị thuốc

Nguồn gốc

Tên khoa học của vị thuốc

Tỷ lệ hao hụt so với trước khi chế biến (%)

Sơ chế

Phức chế

Phương pháp khác

Ngâm, ủ, rửa, phơi, sấy

Thái phiến

Sao vàng

Sao đen

Chích rượu, giấm, muối gừng, cam thảo, mật ong...

1.

A giao

B

Colla Corii Asini

 

 

 

 

 

20,0 (sao phồng)

2.

Actiso

N

Herba Cynarae scolymi

10,0

16,0

 

 

 

 

3.

Ba kích

B - N

Radix Morindae officinalis

 

18,0

 

 

22,0

 

4.

Bá tử nhân

B

Semen Platycladi orientalis

 

 

18,0

 

 

 

5.

Bạc hà

N

Herba Menthae arvensis

10,0

 

 

 

 

15,0 (vi sao)

6.

Bách bệnh

B - N

Radix Eurycomae longifoliae

15,0

 

 

 

 

 

7.

Bạch biển đậu

B - N

Semen Lablab

10,0

 

15

 

 

 

8.

Bách bộ

N

Radix Stemonae tuberosae

 

20,0

 

 

24,0

 

9.

Bạch cập

B

Rhizoma Bletillae striatae

 

20

 

 

 

 

10.

Bạch chỉ

B-N

Radix Angelicae dahuricae

 

15,0

 

 

23,0

 

11.

Bạch cương tàm

B-N

Bombyx botryticatus

 

17,0

21,0

 

 

 

12.

Bạch đậu khấu

B

Fructus Amoni cardamoni

 

 

 

 

 

16,0 (bóc bỏ vỏ)

13.

Bạch đồng nữ

N

Herba Clerodendri

 

15,0

 

 

 

 

14.

Bạch giới tử

B - N

Semen Sinapis albae

10,0

 

18,0

38,0

 

 

15.

Bạch hoa xà

N

Radix et Folium Plumbaginis

10,0

 

 

 

 

 

16.

Bạch hoa xà thiệt thảo

B-N

Herba Hedyotidis diffusae

12,0

 

 

 

 

 

17.

Bách hợp

B

Bulbus Lilii brownii

10,0

 

 

 

20,0

 

18.

Bạch linh

B

Poria

10,0

 

 

 

 

30,0 (gọt vỏ và thái phiến)

19.

Bạch mao căn

N

Rhizoma Imperatae cylindricae

 

10,0

 

40,0

 

 

20.

Bạch phụ tử

B

Rhizoma Typhonii gegantei

 

13,5

 

 

 

 

21.

Bạch quả

B

Semen Ginkgo

10,0

 

 

 

 

40,0 (Lấy nhân)

22.

Bạch tật lê

B-N

Fructus Tribuli terrestris

10,0

 

20,0

 

 

 

23.

Bạch thược

B

Radix Paeoniae lactiflorae

 

14,0

15,0

 

18,0

 

24.

Bạch tiền

B

Radix et Rhizoma Cynanchi stauntonii

 

20,0

 

 

 

 

25.

Bạch tiễn bì

B

Cortex Dictamni radicis

10,0

18,0

 

 

 

 

26.

Bạch truật

B - N

Rhizoma Atractylodis macrocephalae

 

18,0

 

 

25,0

27,0 (sao cám mật)

27.

Bán biên liên

B

Herba Lobeliae chinensis

10,0

15,0

 

 

 

 

28.

Bán chi liên

B

Radix Scutellariae barbatae

 

16,0

 

 

 

 

29.

Bán hạ bắc

B

Rhizoma Pinelliae

10,0

 

 

 

 

25,0 (chế với phụ liệu)

30.

Bán hạ nam

N

Rhizoma Typhonii trilobati

 

15,0

 

 

 

20,0 (tẩm gừng và sao vàng)

31.

Bản lam căn

B

Radix Isatidis

 

15,0

 

 

 

 

32.

Băng phiến

B-N

Borneolum

 

 

 

 

 

 

33.

Biển súc

B-N

Herba Poligoni avicularae

10,0

 

 

 

 

 

34.

Binh lang

N

Semen Arecae

 

15,0

18,0

 

 

 

35.

Bình vôi (ngải tượng)

N

Tuber Stephaniae

 

15,0

20,0

 

 

 

36.

Bồ công anh

N

Herba Lactucae indicae

 

15,0

 

 

 

 

Bồ công anh

B

Herba Taraxaci

15,0

15,0

 

 

 

 

37.

Bồ hoàng

B

Pollen Typhae

10,0

 

 

27,0

 

 

38.

Bồ kết (quả)

N

Fructus Gleditsiae australis

10,0

 

25,0

 

 

20,0 (bỏ hạt)

39.

Bòng bong/thòng bong

N

Herba Lygodii

15,0

20,0

 

 

 

 

40.

Bưởi bung (Cơm rượu)

N

Radix et Folium Glycosmis

10,0

20,0

 

 

 

 

41.

Bướm bạc

N

Herba Mussaendae pubenscentis

10,0

20,0

 

 

 

 

42.

Cà độc dược

N

Flos/Folium Daturae metelis

10,0

20,0

 

 

 

 

43.

Cà gai leo

N

Herba Solani procumbensis

10,0

20,0

 

 

 

 

44.

Cam thảo

B

Radix Glycyrrhizae

 

18,0

22,0

 

20,0

 

45.

Cam thảo đất

N

Herba et Radix Scopariae

10,0

18,0

 

 

 

 

46.

Cam thảo dây

N

Herba Abri precatorii

10,0

18,0

 

 

 

87,0 (dược liệu tươi đem sấy khô)

47.

Cam toại

B

Radix Euphorbiae kansui

 

16,0

 

 

 

 

48.

Can khương

N

Rhizoma Zingiberis

 

15,0

22,0

35,0

 

 

49.

Cảo bản

B

Rhizoma et Radix Ligustici

10,0

15,0

 

 

 

 

50.

Cao lương khương

N

Rhizoma Alpiniae officinari

10,0

15,0

 

 

 

 

51.

Cáp giới (Tắc kè)

N

Gekko

 

 

20,0

 

 

 

52.

Cát căn

N

Radix Puerariae thomsonii

 

15,0

 

 

 

 

53.

Cát cánh

B-N

Radix Platycodi grandiflori

 

17,0

20,0

 

20,0

 

54.

Câu đằng

B-N

Ramulus cum unco Uncariae

10,0

 

 

 

 

15,0 (vi sao)

55.

Câu kỷ tử

B

Fructus Lycii

 

 

 

 

 

3,0 (dùng sống)

56.

Cẩu tích

B - N

Rhizoma Cibotii

10,0

 

18,0

 

18,0

 

57.

Chè dây

N

Ramulus Ampelopsis

10,0

 

15,0

 

 

 

58.

Chỉ thiên

N

Herba Elephantopi scarberis

10,0

15,0

 

 

 

 

59.

Chỉ thực

B - N

Fructus Aurantii immaturus

 

15,0

25,0

 

 

 

60.

Chi tử

B-N

Fructus Gardeniae

10,0

 

18,0

40,0

 

10,0 (vi sao)

61.

Chỉ xác

B - N

Fructus Aurantii

 

10,0

 

 

 

15,0 (sao cám)

62.

Cỏ ngọt

N

Folium Steviae

10,0

 

 

 

 

 

63.

Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực)

N

Herba Ecliptae

 

15,0

 

35,0

 

80,0 (lá tươi đem sấy khô)

64.

Cỏ sữa lá nhỏ

N

Herba Euphorbiae thymifoliae

15,0

 

 

 

 

 

65.

Cỏ xước

N

Radix Achyranthis asperae

10,0

15,0

 

 

 

 

66.

Cốc tinh thảo

B

Flos Eriocauli

10,0

 

 

 

 

 

67.

Cối xay

N

Herba Abutili indici

10,0

 

 

 

 

 

68.

Côn bố

B

Herba Laminariae

 

15,0

 

 

 

 

69.

Cốt khí củ

N

Radix Polygoni cuspidate

10,0

 

20,0

 

 

 

70.

Cốt toái bổ

B - N

Rhizoma Drynariae

10,0

 

20,0

 

 

 

71.

Củ gai

N

Radix Boehmeriae niveae

10,0

 

20,0

 

 

 

72.

Cúc hoa

B-N

Flos Chrysanthemi indici

10,0

 

 

 

 

15,0 (vi sao)

73.

Cúc tần

N

Radix et Folium Plucheae indicae

10,0

15,0

 

 

 

 

74.

Dạ cẩm

N

Herba Hedyotidis capitellatae

10,0

15,0

 

 

 

 

75.

Đại bi

N

Folium, Ramulus, Radix et Camphora Blumeae

10,0

15,0

 

 

 

 

76.

Đại hoàng

B

Rhizoma Rhei

 

15,0

 

25,0

25,0

 

77.

Đại hồi

N

Fructus Illicii very

10,0

 

 

 

 

 

78.

Đại phúc bì

N

Pericarpium Arecae catechi

 

15,0

 

 

 

 

79.

Đại táo

B

Fructus Ziziphi jujubae

 

 

 

 

 

3,0 (dùng sống)

80.

Đại toán

N

Bulbus Allii

10,0

15,0

 

 

 

 

81.

Đạm đậu xị

B

Semen Vignae praeparata

15,0

 

 

 

 

 

82.

Dâm dương hoắc

B

Herba Epimedii

10,0

 

 

 

17,0

 

83.

Đạm trúc diệp

B-N

Herba Lophatheri

5,0

 

 

 

 

 

84.

Đan sâm

B

Radix Salviae miltiorrhizae

 

10,0

15,0

 

20,0

 

85.

Đảng sâm

B - N

Radix Codonopsis

 

20,0

 

 

25,0

 

86.

Đăng tâm thảo

B - N

Medulla Junci effuse

 

13,0

 

 

 

 

87.

Đào nhân

B - N

Semen Pruni

 

 

18,0

 

 

40,0 (ép dầu)

88.

Đậu đen

N

Semen Vignae cylindricae

8,0

12,0

15,0

 

 

 

89.

Đậu quyển

N

Semen Vignae cylindricae

 

12,0

 

 

 

 

90.

Dây đau xương

N

Caulis Tinosporae tomentosae

10,0

 

 

 

 

 

91.

Dây gắm

N

Caulis el Radix Gneti montan

10,0

 

 

 

 

 

92.

Dây tơ hồng

N

Herba Cuscutae

 

15,0

 

 

 

 

93.

Địa cốt bì

B-N

Cortex Lycii chinensis

 

12,0

 

 

 

 

94.

Địa du

B

Radix Sanguisorbae

 

20,0

 

28,0

 

 

95.

Địa liền

N

Rhizoma Kaempferiae galangae

 

10,0

 

 

 

 

96.

Địa long

N

Pheretima

 

13,0

 

 

23,0

 

97.

Địa phu tử

B

Fructus Kochiae

10,0

 

 

 

 

 

98.

Diếp cá (ngư tinh thảo)

N

Herba Houttuyniae cordatae

15,0

 

 

 

 

 

99.

Diệp hạ châu

N

Herba Phyllanthi urinarii

12,0

 

 

 

 

 

100.

Diệp hạ châu đắng

N

Herba Phyllcinthi amari

20,0

 

 

 

 

 

101.

Đinh hương

B-N

Flos Syzygii aromatici

10,0

 

 

 

 

 

102.

Đinh lăng

N

Radix Polysciacis

10,0

15,0

 

 

 

 

103.

Đỗ trọng

B - N

Cortex Eucommiae

 

15,0

 

35,0

25,0

 

104.

Độc hoạt

B

Radix Angelicae pubescentis

 

20,0

 

 

 

 

105.

Đơn lá đỏ (đơn mặt trời)

N

Herba Excolecariae cochinchinensis.

10,0

 

15,0

 

 

 

106.

Dừa cạn

N

Radix Catharanthi rosei

 

15,0

 

 

 

 

107.

Đương quy di thực

B-N

Radix Angelicae acutilobae

 

15,0

 

 

25,0

 

108.

Đương quy (quy đầu, quy thân)

B - N

Radix Angelicae sinensis

10,0

15,0

 

 

25,0

20,0 (vi sao)

Đương quy (Quy vỹ)

B - N

Radix Angelicae sinensis

 

15,0

 

 

28,0

20,0 (vi sao)

109.

Giảo cổ lam

N

Herba Gynostemmae pentaphylli

10,0

15,0

 

 

 

 

110.

Hà diệp (lá sen)

N

Folium Nelumbinis

 

12,0

 

 

 

 

111.

Hạ khô thảo

N

Spica Prunellae

10,0

 

 

 

 

15,0 (vi sao)

112.

Hạ khô thảo (Cải trời)

N

Herba Blumea lacera

10,0

 

 

 

 

 

113.

Hà thủ ô đỏ

B - N

Radix Fallopiae multiflorae

12,0

 

 

 

 

27,0 (chế đậu đen)

114.

Hải kim sa

B - N

Spora Lygodii

10,0

 

 

 

 

 

115.

Hải mã (Cá ngựa)

N

Hippocampus

 

 

 

 

 

 

116.

Hải tảo (Rong)

N

Sargassum

15,0

 

 

 

 

65,0 (loại rễ)

117.

Hạnh nhân

B

Semen Armeniacae amarum

 

 

15,0

 

 

35,0 (bỏ vỏ sao vàng)

118.

Hạt bí ngô

N

Semen Cucurbitae

5,0

10,0

15,0

 

 

 

119.

Hậu phác